Cách Nuôi Gà Bị Gãy Cánh Nhanh Lành Nhất Dành Cho Sư Kê

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị gãy cánh

Gà bị gãy cánh là tình trạng thường xuyên gặp phải khi chiến kê tham gia thi đấu. Tuy nhiên, không phải tay chơi nào cũng biết cách nuôi sao cho nhanh hồi phục nhất. Vì vậy, dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết từng giai đoạn chăm sóc mà bạn nên biết. Cùng theo dõi nhé! 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị gãy cánh 

Gà bị chấn thương vùng cánh là tình trạng phổ biến và thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, hơn 80% là do chiến kê bị tấn công trong quá trình thi đấu. Ngoài ra, cũng có thể là do tai nạn, chó cắn, do nuôi nhốt sai kỹ thuật,…..

Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình. Đặc biệt, nếu là gà chọi thì sẽ làm hạn chế khả năng bay cao và tung đòn trong lúc tham gia thi đấu tại các đấu trường đá gá cựa dao. Trường hợp chiến kê bị tổn thương phần cánh, bạn cũng không nên lo lắng mà hãy tham khảo cách nuôi cực hiệu quả ngay dưới đây. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị gãy cánh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị gãy cánh

Hướng dẫn xử lý và nuôi gà bị gãy cánh nhanh hồi phục nhất 

Nuôi gà chọi bị gãy cánh nhanh lành cũng không quá khó. Sư kê chỉ cần thực hiện theo đúng 3 giai đoạn sau: 

Giai đoạn đầu: Xác định khu vực cánh bị gãy 

Muốn khắc phục tổn thương thì trước tiên cần phải xác định đúng khu vực cánh bị gãy. Sau khi định vị được, hãy nhổ sạch lông để quá trình quan sát và theo dõi vết thương dễ dàng hơn. Lưu ý, không nên nhổ quá nhiều, chỉ cần nằm trong bán kính 2cm là đủ. 

Hoàn tất thao tác trên, anh em tiến hành điều trị  cánh gà bị gãy theo hướng dẫn sau: 

  • Gãy cánh thường khiến chiến kê cảm thấy đau đớn cực độ. Vì vậy, có thể pha thuốc giảm đau với nước để cho gà uống. Tuy nhiên, hãy hết sức chú ý đến liều lượng, tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều. 
  • Dùng túi chườm đá áp vào khu vực bị gãy trong khoảng 15 phút. Điều này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ tan máu bầm hiệu quả. 
  • Dùng một lượng muối nhất định đắp vào khu vực cánh bị gãy. Sau đó cố định phần cánh bằng nẹp gỗ và băng bó lại vết thương. 
  • Thay băng trong ngày, khoảng 3 lần sáng, chiều và tối để tránh nhiễm trùng. Trong quá trình băng bó phải hết sức cẩn thận, không nên siết quá chặt khiến máu không thể lưu thông. 

Xác định khu vực cánh gà bị gãy 

Xác định khu vực cánh gà bị gãy 

Giai đoạn 2: Chăm sóc trong quá trình cánh gà bị gãy cánh

Muốn gà bị gãy cánh lành nhanh thì anh em nên áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt. Cụ thể, tuần đầu tiên điều trị nên nhốt gà ở chuồng hẹp hơn bình thường. Tuy nhiên cũng phải đủ để chúng xoay người. Đây được xem là phương pháp giúp hạn chế tình trạng vỗ cánh. Bởi hành động này có thể làm chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chuồng nhốt cũng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tuyệt đối không để ẩm ướt khiến gà dễ mắc bệnh. 

Thức ăn trong quá trình cánh gà bị gãy đó là lúa, thóc, ngô và rau xanh. Đặc biệt, để xương nhanh liền thì nên tăng cường thêm thực phẩm chứa nhiều canxi. Chẳng hạn như tôm, cua, tép, sò huyết,….Điều quan trọng nhất đó là không nên hù dọa khiến chúng hoảng loạn. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến vết thương lâu lành hơn bình thường. 

Giai đoạn 3: Tháo băng gạc và kết hợp om bóp thường xuyên cho gà

Sau một thời gian chăm sóc gà bị gãy cánh, nếu bạn nhận thấy cánh gà bị gãy đã hồi phục gần như 100% thì bắt đầu tháo băng. Tuy nhiên, để tránh tổn thương lại thì không nên thả ở địa hình nhiều cây cối hoặc có bờ tường. Đặc biệt, cũng nên cách ly riêng với những chiến kê khác để đảm bảo không xảy ra tình trạng đá nhau.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng nên hạn chế bớt thực phẩm chứa nhiều canxi. Cách tốt nhất là cho gà quay lại chế độ ăn uống như trước đây. Theo sư kê lâu năm, khi cánh gà bị gãy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Do đó, hãy dành thời gian om bóp bằng rượu hoặc thuốc bắc để cải thiện nhanh chóng hơn.

Tháo băng gạc và kết hợp om bóp thường xuyên cho gà

Tháo băng gạc và kết hợp om bóp thường xuyên cho gà

Vài lưu ý quan trọng khi nuôi gà bị gãy cánh 

Bên cạnh những giai đoạn chữa trị được chia sẻ phía trên, sư kê cũng nên chú ý đến một số điều quan trọng sau để quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng hơn. Cụ thể: 

  • Không nên băng phần cánh bị gãy quá nhiều hoặc quá dày. Điều này có thể làm nhiễm trùng thịt hoặc gây khó khăn khi di chuyển. 
  • Tuyệt đối không chọc gà khiến chúng sợ hãi mà di chuyển không kiểm soát. Đây là tác nhân khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là gãy lại. 
  • Không nên cho gà chọi vận động quá mạnh, đồng thời có thể kết hợp thêm thuốc tây để thúc đẩy quá trình liền xương. 
  • Sau khi chăm sóc được 2 tháng thì có thể cho gà tập luyện lại. Tuy nhiên, nếu muốn thi đấu thì phải chờ đến tháng thứ 4 hoặc thứ 5. 
  • Khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng ở sạch sẽ. Bởi cánh bị gãy có thể khiến hệ miễn dịch của gà suy giảm. Từ đó, khả năng mắc bệnh do vi khuẩn là vô cùng cao. 

Bài viết này là chia sẻ mới nhất về cách nuôi gà bị gãy cánh hiệu quả từ sư kê lâu năm. Nếu chiến kê của bạn chẳng may bị gãy cánh thì đừng quên vận dụng cách chăm sóc cực kỳ hay mà chúng tôi đề cập phía trên nhé!

>> Xem thêm: Cách vô mồi cho gà đá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *