Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Đá Và Cách Phòng, Chữa Cho Sư Kê Mới

Bệnh Cầu Trùng ở gà là gì?

Bệnh Cầu Trùng ở gà là một vấn đề rất nhức đầu đối với anh em sư kê mới vào nghề. Không những gây nguy hiểm đến tính mạng của chiến kê mắc phải mà còn lây lan sang các chú gà đá khác (nếu có). Hãy cùng Đá gà cựa dao io tìm hiểu chi tiết hơn cũng như biết được nguyên nhân cốt lõi để có biện pháp ngăn ngừa và chữa trị một cách hiệu quả.

Bệnh Cầu Trùng ở gà là gì?

Đầu tiên sư kê mới cần phải biết đây là một căn bệnh truyền nhiễm ở gà do 2 loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Chúng có tên là Eimeria necatrix (ký sinh tại ruột non) và Eimeria tenella (ký sinh tại manh tràng). Loài này sẽ có trong nguồn thức ăn không sạch sẽ trong tự nhiên hoặc nước bẩn.

Thông thường bệnh này sẽ tốc độ lây lan rất nhanh và chủ yếu bằng đường tiêu hóa. Tất nhiên khi nuôi nhiều giống gà đá bạn sẽ phải nhốt lồng riêng để chúng không tùy tiện cọ xát với nhau. Nhưng trong ngày bạn cũng cần phải thả chúng tự đi kiếm ăn trong sân vườn để thân thể, đôi chân trở nên linh hoạt và cứng cáp hơn.

Chính vì thế mà đây là cơ hội để bệnh Cầu Trùng ở gà lây lan với tốc độ cực kỳ chóng mặt. Thời gian đầu, loài ký sinh trùng này sẽ gây rối loạn tiêu hóa của chiến kê. Việc này dẫn đến chú gà của bạn không thể nạp thêm dưỡng chất, quá trình giao đổi chất bị trì trệ khiến cho gà không thể gáy được.

Bệnh Cầu Trùng ở gà là gì?

Bệnh Cầu Trùng ở gà là gì?

Kết quả dẫn đến là còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn, cơ bắp teo nhỏ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tất nhiên bệnh này có thể xảy ra ở tất cả các loại (không chỉ riêng gà đá) và mọi độ tuổi. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì tỷ lệ tử vong cho căn bệnh Cầu Trùng ở gà chỉ nằm ở mức 20 đến 30%.

Một số dấu hiệu dễ nhận biến khi chiếc kê mắc bệnh

Thực tế, triệu chứng của bệnh này không khó để các sư kê có thể xác định được. Biểu hiện rõ rệt nhất chính là thường xuyên bỏ ăn nhưng lại uống rất nhiều nước. Ngoài ra còn có một số trường hợp đặc biệt khác mà bạn cần phải biết như:

  • Thể cấp tính: Lười vận động, ủ rủ, mệt mỏi, đặc biệt là nước bọt xuất hiện màu vàng hoặc nâu đỏ. Nếu không chữa trị kịp thời, chiến kê của bạn có thể bị co giật và chết.
  • Thể mãn tính: Nếu bệnh Cầu Trùng ở gà phát triển theo kiểu này thì sư kê không cần phải lo lắng. Nếu thấy chúng thường đi ngoài dưới dạng lỏng hoặc có trộn lẫn 1 ít máu thì nên sử dụng biện pháp chữa trị ngay.
  • Thể mang trùng: Đây là một trong những biến thế khó nhận biết nhất của bệnh Cầu Trùng. Tuy nhiên nó thường chỉ diễn ra ở những con gà mái khiến tỷ lệ sinh nở giảm xuống nên anh em kê thủ hoàn toàn có thể an tâm.

Làm sao để biết chiến kê bị mắc bệnh Cầu Trùng? Bệnh Cầu Trùng Ở Gà

Làm sao để biết chiến kê bị mắc bệnh Cầu Trùng?

Cách phòng bệnh Cầu Trùng ở gà và chữa trị chuẩn xác nhất

Bất kỳ một người nuôi gà đá nào cũng mong muốn chiến kê của mình lớn lên trong sự khỏe mạnh. Đặc biệt là càng tránh xa những căn bệnh ở gia cầm nói chung và gà đá nói riêng thì  càng tốt. Trong nội dung tiếp theo bên dưới đây các chuyên gia sẽ hướng dẫn sư kê mới cách phòng và chữa bệnh Cầu Trùng phổ biến này một cách chuẩn xác nhất.

Phòng bệnh Cầu Trùng ở gà dành cho người nuôi mới

Sau đây là một số biện pháp để giúp sư kê có thể phòng ngừa căn bệnh ký sinh trùng này:

  • Chuồng trại luôn được đảm bảo khô thoáng, không quá lạnh cũng không quá nóng. Việc này sẽ giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể gà đá giúp chúng tự xây dựng hệ miễn dịch tốt.
  • Vệ sinh khu vực xung quanh chuồng, máng ăn, máng nước để không tạo điều kiện cho 2 loại ký sinh trùng phát triển.
  • Người nuôi nên rải một lớp cát trên săn để ngăn chặn chiến kê tiếp xúc trực tiếp với mặt đất bẩn khiến cho bệnh Cầu Trùng ở gà phát triển.
  • Dùng vaccine đặc trị để trộn cùng thức ăn và nước uống của gà đá.
  • Kết hợp vitamin B – complex và các chất điện giải để tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.

Cách chữa trị hiệu quả cho chiến kê đã mắc bệnh

Đối với gà đá đã bị Cầu Trùng, bạn cần phải cách ly khu vực riêng ngay để không làm ảnh hưởng tới các chiến kê khác. Sau đó tiến hành dọn sạch chuồng trại – nơi phát sinh bệnh để tiêu diệt mầm mống. Sau đó kết hợp sử dụng các loại thuốc theo liều lượng chỉ định sau đây:

Hướng dẫn cách phòng ngừa và chữa trị chính xác cho sư kê mới Bệnh Cầu Trùng Ở Gà

Hướng dẫn cách phòng ngừa và chữa trị chính xác cho sư kê mới

  • Đối với bệnh Cầu Trùng ở gà chúng ta cần chữa bằng Vime anticoc: Hòa 1g thuốc với 1 lít nước máy thật sạch để chiến kê uống trong vòng 5 ngày.
  • Với loại Nova-coc thì dùng 2g cho 1 lít nước tuy nhiên chỉ cần áp dụng cho 3 ngày. Nếu sau thời gian này vẫn còn dấu hiệu bệnh thì đừng vội cho uống lại, thay vào đó hãy chờ thêm 2 ngày. Đến ngày thứ 3 hãy cho uống, chắc chắn bệnh sẽ giảm 1 cách nhanh chóng.

Qua nội dung bài viết vừa rồi, các sư kê mới đã hiểu được bệnh Cầu Trùng ở gà đá là gì. Hy vọng các thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và cách chữa trị phía trên sẽ hữu ích với mọi người. Hãy luôn phổ cập kiến thức một cách liên tục để có thể chăm sóc và tạo ra một chiến kê khỏe mạnh, hùng dũng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *